GIÁO HỘI TIN LÀNH MENNONITE VIỆT NAM


Niềm Tin Của Chúng Tôi

LỜI MỞ ĐẦU

Từ những ngày đầu tiên của Giáo Hội Mennonite, các bản công bố đức tin của người Mennonite đã được lưu hành trong Giáo Hội. Một nhóm người Anabaptist là những người Mennonite tiền phong đã soạn thảo những điều khoản Schleitheim năm 1527. Từ đó các nhóm Mennonite đã viết nhiều bản công bố đức tin. Bản xác nhận đức tin này của Giáo Hội Mennonite thay thế các bản công bố đức tin trong lịch sử phong phú đó.

Bản xác nhận đức tin này là công trình của hai nhóm người Mennonite ở Bắc Mỹ. Hội Thánh Mennonite (MC) và Tổng Giáo Hạt Mennonite (GC).

Hội Thánh Mennonite bắt đầu xuất hiện trong thế kỷ 16 tại Thụy Sĩ- Miền Nam nước Đức ở Âu Châu, nơi mà các điều khoản Schleitheim ra đời. Hội Thánh Mennonite vẫn còn công nhận các điều khoản này. Đúng lúc, nhóm này nhận thêm: bản công bố đức tin Dordrecht (Hòa Lan 1632), Nguyên tắc cơ bản Cơ Đốc Giáo (1921) và bản xác nhận đức tin Mennonite (1963).

Năm 1860 Tổng Giáo Hạt Mennonite được thành lập khi vài nhóm người của Mennonite kết hợp với các nhóm người Mennonite gốc Thụy Sĩ và Đức vừa di cư đến từ Âu Châu. Về sau Tổng Giáo Hạt (GC.) được các tín hữu người Mỹ và người Canada gốc Hòa Lan và gốc Phổ gia nhập. Bản xác nhận đức tin Ris khá dài (Hòa Lan 1776) đã được áp dụng rộng rãi trong Tổng Giáo Hạt. Năm 1896 Tổng Giáo Hạt công nhận Bản Xác Nhận Đức Tin Chung. Hội đồng tam niên nhóm họp 3 năm một lần của Tổng Giáo Hạt năm 1941 cũng thừa nhận Bản Công Bố Đức Tin được sử dụng trong trường thần đạo mới của Tổng Giáo Hạt.

Các bản xác nhận đức tin Mennonite áp dụng trong Hội Thánh như thế nào? Thứ nhứt là cung cấp những nguyên tắc giải thích Kinh Thánh. Đồng thời, chính các bản xác nhận đức tin thuộc thẩm quyền của Kinh Thánh. Thứ nhì, là hướng dẫn đức tin và áp dụng, trong việc này bản xác nhận đức tin được viết ra để yểm trợ chứ không phải thay thế sự làm chứng sống của đức tin. Thứ ba, bản xác nhận đức tin cấu tạo nền móng cho sự hiệp một giữa các Hội Thánh và giữa các tín hữu trong một Hội Thánh. Điều này đặc biệt quan trọng cho Tổng Giáo Hạt Mennonite và Hội Thánh Mennonite vào thời điểm này. Thứ tư, đưa ra nét đại cương để huấn luyện những tín hữu mới và chia sẻ kiến thức với những người tìm hiểu. Thứ năm, cung cấp đường lối giải thích đức tin và thực hành thời hiện đại giữa thời buổi thay đổi. Và thứ sáu, là giúp đỡ trong việc thảo luận và thực hành đức tin giữa người Mennonite với các Cơ Đốc Nhân khác đức tin.

Bản xác nhận đức tin này chiếu theo đường lối truyền thống, nhưng cũng giới thiệu những yếu tố mới theo nét kế thừa Anabaptist của chúng ta. Như trong quá khứ bản xác nhận đức tin được sắp xếp theo một loạt các điều khoản. Những điều khoản này được trình bày trong bốn phần. Tám điều đầu tiên được đề cập đến những chủ đề chung về đức tin của Hội Thánh rộng lớn. Phần thứ nhì nói về Hội Thánh và những sự áp dụng, phần thứ ba nói về tư cách môn đồ. Phần cuối cùng đề cập đến sự tể trị của Đức Chúa Trời. Mỗi điều khoản đóng góp một phần quan trọng cho bản xác nhận đức tin, không xếp theo thứ tự. Mỗi điều khoản bắt đầu bằng một đoạn tóm tắt, theo sau là phần chú giải. Chủ đề của hầu hết các điều khoản đã được nói đến trong các bản xác nhận đức tin trước đây. Nhưng cũng có vài chủ đề mới như “ Thuộc Linh Cơ Đốc”. Cuối cùng, cũng như trong các bản xác nhận đức tin trước, các điều khoản đều căn cứ theo các chủ đề của Kinh Thánh. Phần Kinh Thánh trưng dẫn chiếu theo bản nhuận chánh mới (New Revised Standard Version).

Hai mươi bốn điều khoản này (không có phần chú giải) được coi như là “Bản Xác Nhận Đức Tin của Giáo Hội Mennonite”. Bản tóm lược đính kèm và bài đọc chung trong lúc thờ phượng là phương hướng mẫu mà bản xác nhận đức tin này có thể sử dụng rộng rãi trong Hội Thánh.

Nguyền xin những điều khoản của bản xác nhận đức tin này khuyến khích các tín hữu của Hội Thánh Mennonite và Tổng Giáo Hạt Mennonite. “Hãy cầm giữ sự làm chứng về đều trong cậy chúng ta chẳng hề chuyển lay, vì Đấng đã hứa cùng chúng ta là thành tín” (Hê-bơ-rơ 10:23 ). Cảm tạ và ngợi khen Đức Chúa Trời của chúng ta!

MỤC LỤC

Điều 01 Đức Chúa Trời

Điều 02 Đức Chúa Giê-xu Christ

Điều 03 Đức Thánh Linh

Điều 04 Sự sáng thế và dự phòng thiên thượng

Điều 05 Sự sáng tạo và kêu gọi nhân loại

Điều 06 Tội lỗi và sự sa ngã của loài người


Điều 07 Sự cứu rỗi

Điều 08 Hội Thánh của Đức Chúa Giê-xu Christ

Điều 09 Kinh Thánh

Điều 10 Nhiệm vụ Hội Thánh

Điều 11 Phép Báp-Têm

Điều 12 Tiệc Thánh


Điều 13 Lễ rửa chân

Điều 14 Kỷ luật trong Hội Thánh

Điều 15 Chức vụ

Điều 16 Sự hiệp nhất và trật tự trong Hội Thánh.

Điều 17 Tư cách làm môn đồ và đời sống cơ đốc nhân.

Điều 18 Thuộc linh cơ đốc nhân


Điều 19 Gia đình, độc thân và hôn nhân

Điều 20 Nói thật và tránh thề thốt

Điều 21 Sự quản lý cơ đốc

Điều 22 Hòa bình công lý và bất phản kháng

Điều 23 Hội Thánh và làm chứng cho chánh phủ và xã hội

Điều 24 Sự tể trị của Đức Chúa Trời

Điều 1: Đức Chúa Trời

Chúng tôi tin Đức Chúa Trời là một. Ngài vui lòng đón nhận mọi người đến với Ngài bằng đức tin (1). Chúng tôi thờ Đấng Thánh duy nhất là Đức Chúa Trời hằng sống là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh. Chúng tôi tin rằng đấng duy nhất là Đức Chúa Trời ba ngôi đã dựng nên mọi vật hữu hình và vô hình, đã mang sự cứu rỗi cho nhân loại qua Đức Chúa Giê-xu ở Na-sa-rét, và tiếp tục gìn giữ Hội Thánh và mọi vật cho đến ngày tận thế.

Bắt đầu từ Áp-ra-ham và Sa-rai, Đức Chúa Trời kêu gọi mọi người có đức tin chỉ nhờ thờ phượng Ngài mà thôi, để làm chứng về mục tiêu thiên thượng cho loài người và mọi vật thọ tạo để yêu thương người lân cận như mình (2). Chúng tôi đã được liên kết với những người này qua sự thành tín của Chúa Giê-xu Christ và bởi việc tuyên xưng Ngài là Đấng Cứu Thế và Chúa theo như Đức Thánh Linh cảm động (3).

Chúng tôi khiêm tốn thừa nhận rằng Đức Chúa Trời là Đấng vượt quá mọi sự hiểu biết của con người. Với lòng cảm tạ chúng tôi thừa nhận rằng Đức Chúa Trời đã phán dạy loài người bằng nhiều cách khác nhau.

Chúng tôi tin rằng Đức Chúa Trời đã phán dạy qua Con Ngài là Ngôi Lời trong nhục thể, Đấng bày tỏ cho chúng ta biết về Thân vị và Thần Tánh Ngài (4).

Vinh quang kinh khiếp và lòng nhân từ vô biên của Đức Chúa Trời đã hoàn thiện trong tình yêu thương thánh khiết Quyền tể trị và ân điển vô cùng của Đức Chúa Trời đã hoàn thiện trong tình yêu vạn năng. Sự hiểu biết về mọi việc và sự chăm sóc tạo vật của Đức Chúa Trời đã hoàn thiện trong tình yêu gìn giữ. Sự thạnh nộ đối với tội lỗi và lòng thương xót các tội nhân của Đức Chúa Trời đã hoàn tất trong tình yêu công bình. Lòng sẵn sàng tha thứ và quyền năng biến cải của Ngài đã hoàn hảo trong tình yêu cứu rỗi. Công bình vô biên và lòng kiên nhẫn không thôi của Ngài đối với nhân loại đã hoàn tất trong tình yêu chịu khổ. Sự tự do không bờ bến và lòng vị tha kiên trì của Đức Chúa Trời đã hoàn thành trong tình yêu thành tín (5).

(1) Phục 6:4 ; Hê 11:6 (2) Sáng 12:2-3 ; Rô 4:11-25 ; IPhie 3:9-11 (3) Gal 3:20 ; Rô 3:22 (4) Gi 1:14,18 ; Hê 1:1-4 ; (5) Xuất 20:4-6 ; Châm 20:4-10 ; Êsai 6 ; 50:10 ; Mathi 5:48 ; Rô 2:5-11 ; 3:21-26; IGi 4:8.

Điều 2 Đức Chúa Giê-xu Christ.

Chúng tôi tin Đức Chúa Giê-xu Christ, Ngôi Lời trở thành nhục thể. Ngài là Đấng Cứu Thế đã cứu chúng ta ra khỏi quyền lực của tội lỗi và giải hòa chúng ta với Đức Chúa Trời bằng sự hạ mình và vâng phục cho đến chết trên thập tự giá. Ngài được nhìn nhận là Con của Đức Chúa Trời, đầy quyền năng qua sự sống lại từ kẻ chết. Ngài là đầu của Hội Thánh, là Chúa được tán dương, là Chiên Con bị giết, sẽ trở lại để cai trị cùng Đức Chúa Trời trong vinh quang. “Chẳng có ai có thể lập một nền nào khác ngoài nền đã lập là Đức Chúa Giê-xu Christ” (1).

Chúng tôi xưng nhận Giê-xu là Christ, Đấng Mê-si, qua Ngài Đức Chúa Trời chuẩn bị giao ước mới cho tất cả mọi dân tộc. Là Đấng tiên tri, Ngài tuyên bố nước Trời sắp đến và kêu gọi mọi người ăn năn (2). Là giáo sư khôn ngoan thiên thượng, Ngài cho biết ý chỉ của Đức Chúa Trời về trật tự đời sống (3). Là thầy tế lễ thượng phẩm thành tín, Ngài đã làm giá chuộc tội cuối cùng và hiện đang cầu thay cho chúng ta (4). Là Vua, Ngài đã chọn con đường thập giá, đã bày tỏ đặc tính của người đầy tớ của quyền năng thiên thượng (5). Chúng tôi tin Đức Chúa Giê-xu Christ là Đấng Cứu Thế của thế giới (6). Trong chức vụ rao giảng , dạy dỗ và chữa bịnh, Ngài đã mang đến sự tha tội và bình an cho những người ở gần và cả những người ở xa (7). Khi kêu gọi các môn đồ theo mình, Ngài đã đặt nền móng cho cộng đồng đức tin mới (8). Trong khi chịu đau đớn, Ngài yêu những kẻ thù và không dùng bạo lực để chống trả, như vậy Ngài đã làm gương cho chúng ta (9). Trong cái chết hi sinh, Ngài đã dâng đời sống mình cho Cha, mang tội thế chúng ta để giúp chúng ta hòa thuận với Đức Chúa Trời (10). Sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá Đức Chúa Trời đã khiến Ngài sống lại từ kẻ chết, do đó đã thắng sự chết và đã giải giới quyền lực của tội lỗi và điều ác (11). Chúng tôi nhìn nhận Đức Chúa Giê-xu Christ là Con một của Đức Chúa Trời , là Ngôi Lời trở thành nhục thể. Ngài được hoài thai bởi Thánh Linh và sanh bởi nữ đồng trinh Ma-ri . Có đầy đủ nhân tánh và cũng bị cám dỗ như chúng ta, nhưng Ngài không phạm tội, Ngài là A-đam mới, là gương mẫu (12). Có đầy đủ thần tánh, Ngài là người mà toàn thể Đức Chúa Trời vui ngự vào. Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời vô hình, và mọi vật được tạo dựng bởi Ngài và vì Ngài, bởi vì Ngài đứng đầu mọi vật (13). Chúng tôi nhận Đức Chúa Giê-xu là đầu Hội Thánh (14). Hội Thánh là thân thể đấng Christ. Là những chi thể của Ngài, chúng ta ở trong Ngài và Ngài ngự trong chúng ta. Là thân thể của Đấng Christ, Hội Thánh tiếp tục chức vụ của Ngài qua công tác nhân đạo, công tác công bình và công tác hòa bình trong một thế giới đổ vỡ (15). Chúng tôi thờ phượng Đức Chúa Giê-xu Christ là Đấng mà Đức Chúa Trời khen ngợi và tôn làm Chúa trên mọi sự. Ngài là Chúa của chúng ta và là Chúa của thế giới dầu Ngài chưa được thế giới nhìn nhận. Chúng tôi sống với niềm tin vững chắc rằng Ngài sẽ trở lại xét đoán cả thế giới và mọi người sẽ nhìn nhận Ngài là Chúa tể của muôn loài, là Chiên Con, Đấng sẽ cai trị đời đời (16).

(1) I Côr 3:11. (2) Mác 1:1-5. (3) Mathi 5:7. (4) Hê 2:17 ; I Phi 3:18 ; Rô 8:34 ; Hê 7:25 . (5) Gi 18:36-37 ; Khải 7:17. (6) Công 4:12 ; I Gi 4:14 . (7) Êph 2:13-22. (8) Mác 3:13-19. (9) Mathi 26:50, I Phi 2:21. (10) Lu 23:46 ; Rô 5:18 ; II Côr 5:19 . (11) Côl 2:15 ; Êph1:20-21. (12) Hê 4:15 ; Rô 5:14 -21. (13) Côl 1:15-17,19. (14) Êph 1:22-23. (15) Côl 1:24. (16) Công 17:31 ; Philip 2:11 ; Khải 5:12 -13.

Điều 3: Đức Thánh Linh

Chúng tôi tin Đức Thánh Linh là Linh của Đức Chúa Trời - Đấng ngự trong Đức Chúa Giê-xu Christ – Đấng ban thêm sức cho Hội Thánh, Ngài là nguồn mạch của đời sống chúng ta trong Đấng Christ, Ngài đã được ban xuống cho những người tin Chúa, như là dấu hiệu đầu tiên ấn chứng sự cứu rỗi của chúng ta và sự cứu chuộc của các loài thọ tạo.

Qua Linh của Đức Chúa Trời, thế giới được dựng nên, các tiên tri được cảm động, Ma-ri mang thai và Giê-xu được xức dầu lúc chịu báp-têm. Bởi quyền năng của Đức Thánh Linh, Chúa Giê-xu công bố Tin Lành của nước Trời, chữa lành người bệnh, chịu chết trên thập tự giá và sống lại từ kẻ chết.

Vào lễ ngũ tuần, Đức Chúa Trời bắt đầu tuôn đổ Linh Ngài trên mọi người và dựng nên Hội Thánh giữa nhiều quốc gia (1). Là nơi Đức Thánh Linh ngự, Hội Thánh ngợi khen, thờ phượng Đức Chúa Trời và bày tỏ trái Thánh Linh. Do những ân tứ của Đức Thánh Linh , mọi người Cơ-đốc thi hành chức vụ đặc biệt của họ. Được Đức Thánh Linh dẫn dắt, Hội Thánh hiệp một trong giáo lý và hành động. Do quyền năng của Đức Thánh Linh, Hội Thánh rao giảng, dạy dỗ, làm chứng, chữa lành, yêu thương và chịu khổ theo gương của Đức Chúa Giê-xu.

Đức Thánh Linh kêu gọi nhân loại ăn năn, Ngài cáo trách tội lỗi họ và hướng dẫn con đường công bình cho những ai mở lòng ra để tiếp nhận sự vận hành của Đức Thánh Linh. Bởi nước và Đức Thánh Linh chúng ta được tái sinh vào gia đình của Đức Chúa Trời. Đức Thánh Linh ngự trong mỗi con cái Chúa, mang chúng ta đến mối tương giao với Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện. Qua sự ngự trị của Đức Thánh Linh, chúng ta trở thành những người kế thừa cùng với Đấng Christ, nếu chúng ta chịu khổ với Ngài, để cùng được vinh hiển với Ngài (2).

Đức Thánh Linh dạy dỗ chúng ta, nhắc nhở cho chúng ta qua lời của Giê-xu, hướng dẫn chúng ta vào lẽ thật, và làm cho chúng ta mạnh dạn nói về lời của Đức Chúa Trời (3). Đức Thánh Linh cầu thay cho chúng ta, làm cho đời sống chúng ta đủ sức để sinh hoạt trong cộng đồng cơ-đốc, an ủi chúng ta trong lúc đau khổ, hiện diện với chúng ta khi bị bắt bớ, bảo đảm sự giải phóng của chúng ta và bảo đảm sự cứu chuộc trong tương lai của tạo vật (4).

(1) Công 2:16-18. (2) Gi 3:5 ; Rô 8:17. (3) Gi 14:26 ; 16:23 ; I Côr 2:14 ;

Công 4:24-31. (4) Rô 8:26-27 ; Math 10:20 ; II Côr 5:5 ; Êph 1:13-14 ; Rô 8:18-23.

Điều 4 : Sự sáng thế và dự phòng thiên thượng

Chúng tôi tin rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên “trời, đất” và tất cả mọi vật trong trời đất (1). Đức Chúa Trời đã gìn giữ và làm mới lại mọi vật Ngài đã sáng tạo hợp theo Thánh ý của Ngài. Chúng tôi tin rằng Đức Chúa Trời bắt đầu tạo dựng một thế giới mới trong Đức Chúa Giê-xu Christ và Ngài gìn giữ thế giới ấy qua quyền năng của Đức Thánh Linh (2). Chúng ta mong đợi sự cứu chuộc các loài tạo vật và trời mới đất mới sắp đến, nơi mà mục tiêu của Đức Chúa Trời sẽ được hoàn toàn thực hiện cho mọi tạo vật (3).

Chúng tôi tin rằng việc tạo dựng vũ trụ là một cách Chúa biểu lộ tình yêu và sự tự do chí cao của Ngài. Tất cả mọi hữu thể không tự nhiên mà có, nhưng đều có nguồn gốc tối hậu trong Đức Chúa Trời, tất cả đã được dựng nên tốt lành vì Ngài là Đấng toàn mỹ. Sự sáng tạo làm chứng cho “quyền năng đời đời và bản chất thiêng liêng” của Đức Chúa Trời, Đấng làm cho đời sống có ý nghĩa, và Đấng duy nhất đáng thờ phượng và ca ngợi (4). Chúng tôi cảm tạ vì nhận biết rằng Đức Chúa Trời gìn giữ và chăm sóc toàn thể nhân loại. chúng tôi tin rằng Đức Chúa Trời duy trì trật tự cho tạo vật và hạn chế sức tàn phá của tội lỗi và điều ác, vì Ngài muốn bảo tồn làm tươi mới nhân loại và thế giới (5). Do đó, khi gặp nghịch cảnh hoặc lúc hạnh thông , chúng ta phó mình cho sự chăm sóc và gìn giữ của Đức Chúa Trời, thay vì tin tưởng vào việc làm của con người hay vào những quyền lực của thế giới thiên nhiên quanh ta hoặc quyền lực của những quốc gia nơi chúng ta đang sống (6). Chúng tôi tin rằng Đức Chúa Trời can thiệp để cứu nhân loại khỏi sự chết, sự hủy diệt và để thắng quyền lực của tội lỗi và điều ác, trên hết qua Đức Chúa Giê-xu Christ và việc làm liên tục của Đức Thánh Linh. Trong Đức Chúa Giê-xu Christ, Đức Chúa Trời đã bắt đầu sự sáng tạo mới, trong đó tội lỗi và điều ác không có chổ đứng và sự chết cùng sự hủy diệt đã mất quyền lực tối hậu (7).

(1) Sáng 1:1 ; Êsai 45:11 ; Giăng 1:3. (2) II Côr 5:17 ; Rôma 8:9-16 ; Hê 1:3.

(3) Êsai 66:22-23 ; Rô 8:19-25 ; II Phiero 3:13 ; Khải 21:1-8. (4) Thi 19:1-6 ; Rô 1:19-23. (5) Sáng 9:8-17 ; Thi 104 ; Êph 3:9-11. (6) Thi 33 ; Math 10 :26-31. (7) Rô 8:38-39 ; Côlôse 1:13-22.

Điều 5: Sự sáng tạo và sự kêu gọi nhân loại

Chúng tôi tin rằng nhân loại được dựng nên tốt lành và được kêu gọi để làm sáng danh Đức Chúa Trời, để sống với nhau trong hòa hình và để trông nom các vật thọ tạo khác. Chúng tôi cảm tạ vì biết rằng Đức Chúa Trời dựng nên loài người giống như hình Ngài và ban cho loài người một phẩm giá đặc biệt trong tất cả những loài thọ tạo.

Chúng tôi biết rằng chỉ có loài người được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời (1). Là những tạo vật được dựng nên theo hình ảnh của Ngài, chúng ta sống trên quả đất này như những người quản gia có nhiệm vụ chinh phục tìm hiểu và chăm sóc các vật thọ tạo vì lòng muốn tôn kính và muốn làm vinh hiển cho Đấng sáng tạo (2).

Là những tạo vật được dựng nên giống như hình Ngài, chúng ta được ban ơn, được Ngài cho khả năng tỏ lòng thành tín với Đức Chúa Trời, để sống hài hòa với người khác, để nghỉ ngơi và làm việc có ý nghĩa. Vì A-đam và Ê-va được dựng nên kỳ diệu giống như hình Ngài, cho nên ngay từ ban đầu ý chỉ của Đức Chúa Trời là để cho người nam và người nữ sống trong tình yêu thương và tương trợ lẫn nhau (3).

Chúng tôi cảm tạ Đức Chúa Trời đã kiên nhẫn bảo tồn nhân loại, đã dự trù chương trình cứu rỗi và cứu chuộc cho loài người. Chúng tôi tin rằng hình ảnh của Đức Chúa Trời được bày tỏ trọn vẹn trong Đức Chúa Giê-xu Christ, trong Ngài chúng ta tìm thấy nhân tính đích thực của chúng ta (4).

(1) Sáng 1:26-27 ; Rô 8:29. (2) Sáng 1:26 -30 ; Thi 8:5-8 ; Rô 1:21-23

(2) Sáng 2:18-23 ; Êph 5:21 . (4) II Côr 4:4 ; Côl 1:15.

Điều 6 : Tội lỗi và sự sa ngã của loài người

Chúng tôi thừa nhận bắt đầu từ A-đam và Ê-va, cả nhân loại đã bất tuân Đức Chúa Trời, nghe theo kẻ cám dỗ và đã phạm tội. Vì cớ tội lỗi, họ đã làm sai ý chỉ của Đấng sáng tạo, làm hỏng hình ảnh của Đức Chúa Trời mà theo đó chúng ta được dựng nên, làm rối loạn trật tự quanh chúng ta, và cũng hạn chế tình yêu của chúng ta với người khác (1). Vì phạm tội loài người đã tự hiến mình làm nô lệ cho quyền lực tội ác và sự chết.

Tội lỗi là xây bỏ Đức Chúa Trời và tôn các vật thọ tạo lên làm Chúa. Chúng ta phạm tội vì đã làm những chuyện bất công, hung ác. Chúng ta phạm tội vì quên làm điều lành và không dâng sự vinh hiển lên cho Ngài, là Đấng sáng tạo và Đấng cứu chuộc. Trong tội lỗi chúng ta vi phạm giao ước với Đức Chúa Trời, và với con dân Ngài, chúng ta đã phá vỡ các mối liên hệ đúng đắn, chúng ta sử dụng quyền lực cho mục tiêu ích kỷ, chúng ta dùng bạo lực, như vậy chúng ta không thể thờ phượng Đức Chúa Trời cách phải lẽ được (2). Qua tội lỗi, những quyền lực thống trị, chia rẽ, phá hoại và chết chóc đã tràn vào thế giới. Tội lỗi đã buộc con người dưới quyền lực điều ác, làm cho công việc họ nặng nhọc hơn và khiến cho họ không được yên nghỉ. Càng phạm tội chúng ta càng lún sâu vào bẩy tội tỗi và thiếu mất khả năng chọn điều tốt. Bởi tội lỗi chúng ta tự trói mình làm nô lệ cho quyền lực ma quỉ (3).

Vì tội lỗi và ảnh hưởng của nó, nổ lực của con người để làm điều thiện và để biết chân lý luôn bị sự giả dối và độc ác làm hư hỏng (4).

Chúng ta thấy bản chất thống nô của tội lỗi thật rõ ràng trong những áp lực, là những mãnh lực hoạt động trong cá nhận lẫn tập thể. Những thế lực chủ quyền này và “các tà linh của vũ trụ” đã giam cầm thiên hạ và cố gắng tác động trên xã hội, kinh tế, chánh trị và các hệ thống tôn giáo hầu làm cho con người xoay lưng lại với công nghĩa và công lý (5). Cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài không cho phép quyền lực này cầm quyền tối thượng trên các tạo vật và Ngài cũng không để cho nhân loại phải tuyệt vọng.

(1) Sáng 3:22-24, 6:11 -12 ; Rô 1:21-32. (2) Êsai 1:12-17. (3) Rô 6:12-18 ; Êph 6:10-12. (4) Thi 14:2 ; Rô 3:9-18. (5) Êph 2:1-3 ; Gal 4:1-3.

Điều 7 . Sự cứu rỗi

Chúng tôi tin rằng qua đời sống, cái chết và sự sống lại của Đức Chúa Giê-xu Christ, Đấng làm cho giao ước mới có hiệu lực nhờ sự thành tín của mình, Đức Chúa Trời ban sự cứu rỗi và nếp sống mới cho mọi người. Qua sự công bố và nghe Tin Lành này và bởi quyền lực Đức Thánh Linh vận hành chúng ta được giải hòa với Đức Chúa Trời và được nhập vào cộng đồng hòa giải gồm các con dân của Ngài. Chúng tôi tin rằng Đức Chúa Trời lấy cùng quyền năng Ngài đã từng khiến đấng Christ sống lại từ kẻ chết, có thể cứu chúng ta khỏi tội lỗi để theo Christ và hưởng được sứ cứu rỗi trọn vẹn trong đời sau.

Từ ban đầu, Đức Chúa Trời đã hành động trong ân điển và lòng thương xót để mang sự cứu rỗi đến – qua những dấu kỳ phép lạ, sự giải thoát dân Ngài và bởi sự lập giao ước với Y-sơ-ra-ên (1). Đến đúng kỳ định Đức Chúa Trời sai Con Ngài là Chúa Giê-xu Christ xuống thế gian, là Đấng lấy lòng trung tín chịu chết trên trên thập tự giá để cứu chuộc chúng ta (2). Bởi huyết Ngài đổ ra, Đấng Christ đã mở đầu giao ước mới, giảng hòa chúng ta với Đức Chúa Trời. Ngài chữa lành, tha tội và giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ của điều ác và giải phóng chúng ta khỏi những kẻ ác (3). Bởi cái chết và sự sống lại Ngài đã bẻ gãy quyền lực của tội lỗi và sự chết (4), xóa tội cho chúng ta (5) và mở đường cho đời sống mới (6). Sự tuyên bố cứu rỗi kêu gọi chúng ta đầu phục ân điển Đức Chúa Trời, ăn năn, tránh xa điều ác, tin tưởng tuyệt đối Đức Chúa Trời, gia nhập đoàn thể những người được cứu chuộc và theo Đấng Christ. Chúng ta được cứu bởi ân điển Đức Chúa Trời chứ không phải do công đức của chúng ta. Ngoài sự tương giao với Đức Chúa Trời qua trung gian của Đấng Christ, chúng ta không làm được gì cả (7). Đức Chúa Trời muốn đem chúng ta vào mối tương giao đúng đắn không chút ép buộc, chúng ta được tự do nhận ân điển cứu rỗi này, để ân điển thay đổi đời sống mình và chứng tỏ sự vâng lời trong đức tin bằng hành động và lời nói (8). Khi nhận ân điển và đời sống mới, chúng ta được làm con trong gia đình Đức Chúa Trời và được biến đổi giống như hình ảnh Đấng Christ (9). Ngài sống trong chúng ta, hành vi và lời nói chúng ta càng ngày càng giống như Christ bởi quyền năng Đức Thánh Linh. Đức tin trong Đấng Christ gắn liền với lòng trung tín của chúng ta theo đường lối Ngài. Việc thay đổi này tức là việc từ bỏ tội lỗi để đến với sự công bình, bao gồm việc thay đổi lòng trung thành và việc thừa nhận Đức Chúa Giê-xu Christ là Chúa chúng ta. Chúng ta không còn phụng sự các thần khác nữa, trong phép báp-tem chúng ta nguyền trung thành với duy một Đức Chúa Trời chân thật và với dân Ngài tức Hội Thánh. Trước đây chúng ta còn là kẻ thù của Đức Chúa Trời, nay nhờ Đấng Christ mà được giảng hòa với Ngài, chúng ta cũng được hòa thuận với người khác, đặc biệt những người trong Hội Thánh(10). Chúng tôi tin rằng sự cứu rỗi chúng tôi đã từng trải chỉ là một phần nếm trước sự cứu rỗi sẽ đến trong tương lai khi Đấng Christ tiêu diệt tội lỗi và sự chết.



(1) Thi 74:12 ; Phục 6:20-25 ; Xuất 20:1-17. (2) Hê 1:1-2. (3) Rô 5:1-5; Mác 2:1-12. (4) Rô 8:2 ; Hê 2:14-15. (5) Rô 3:24-25 ; Côl 2:13-14. (6) Rô 6:4. (7) Gi 15:5. (8) Rô 1:5 ; Luca 19:8-10. (9) Rô 12:2 ; IICôr 3:18. (10) Rô 5:6-10.

Điều 8: Hội Thánh của Đức Chúa Giê-xu Christ.

Chúng tôi tin rằng Hội Thánh là tập hợp của những người lấy đức tin đón nhận phúc âm của Đức Chúa Giê-xu Christ. Đó là một cộng đồng mới của các môn đồ được gởi vào thế gian để tuyên bố sự tể trị của Đức Chúa Trời và để báo trước hy vọng vinh quang của Hội Thánh. Đó là một xã hội mới được thiết lập và gìn giữ bởi công trình đổi mới nhân loại sa ngã và khôi phục tạo vật của Đức Thánh Linh. Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ, được kêu gọi trở nên giống Đức Chúa Giê-xu là đầu Hội Thánh trong việc thờ phượng, phục vụ, làm chứng, yêu thương nhau, giúp đỡ nhau và sống trật tự trong đời sống cộng đồng (1).

Chúng ta biết rằng Hội Thánh là hội đoàn của những người tin Chúa thuộc nhiều quốc gia khác nhau, được Đức Thánh Linh xức dầu để làm chứng vào lễ ngũ tuần, như Đức Chúa Giê-xu đã hứa với các sứ đồ (2). Qua việc vận hành liên tục của Đức Thánh Linh, những sự chia rẽ giữa các quốc gia, các chủng tộc đã được xóa bỏ khi những cá nhân thuộc các nhóm khác nhau cùng đến hiệp nhất trong Hội Thánh (3). Hội Thánh được bảo tồn và tiếp tục sứ mạng là nhờ sự hiện diện liên tục của Đức Thánh Linh chứ không phải nhờ vào sức mạnh hoặc lòng từ thiện của bất cứ quốc gia nào dù trong lúc khó nguy hay trong an bình. Chúng tôi tin rằng Hội Thánh là sự tụ tập của những người lấy đức tin đáp ứng Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Giê-xu Christ. Các hội viên của Hội Thánh tự nguyện dâng mình để theo Đấng Christ. Dấu tích tỏ ra Hội Thánh là con dân có đức tin của Đức Chúa Trời được bảo tồn và đổi mới khi các hội viên nhóm họp thờ phượng đều đặn. Trong sự thờ phượng, Hội Thánh cảm tạ sự thành tín và ân điển vô biên của Đức Chúa Trời, tái xác nhận lòng trung kiên của mình với Chúa và trên hết Hội Thánh tìm kiếm ý chỉ của Ngài để chọn lựa những quyết định cho đời sống và cho sứ mạng của Hội Thánh. Do sự tương giao với Đức Chúa Trời và liên hệ với nhau, Hội Thánh cũng là gia đình, là người nhà của Đức Chúa Trời (4). Các hội viên của Hội Thánh tự phó mình cho nhau, và cho sứ mạng của Hội Thánh. Họ được kêu gọi để chia sẻ tài sản thuộc linh và vật chất với nhau, chăm sóc gây dựng nhau như anh chị em trong gia đình đức tin. Là gia đình của Đức Chúa Trời, Hội Thánh phải yêu thương nhau như Đức Chúa Trời yêu thương, hào hiệp tiếp đãi khách và hân hoan tiếp đón người lạ (5). Như Cha sai Con xuống thế gian., Đức Chúa Giê-xu sai các môn đồ đi vào thế gian để công bố và khởi xây dựng nước Đức Chúa Trời cho đến khi Ngài tái lâm (6). Là một cộng đồng môn đồ, Hội Thánh tiếp tục sứ mạng này bằng sự làm chứng qua lời nói và việc làm của mình cho những người xung quanh, bằng sự tiếp tục công tác dạy dỗ của Chúa và các sứ đồ, bằng công tác “khiến muôn dân trở nên môn đồ” (7). Chúng tôi tin rằng Hội Thánh là thân thể Đấng Christ, là sự bày tỏ thấy được của Ngài. Là chi thể của Christ trên thế gian, Hội Thánh được kêu gọi để sống và phục vụ như Đức Chúa Giê-xu Christ đã sống và phục vụ trên thế gian. Như nhiều chi thể thuộc cùng một thân thể, toàn thể những người tin Chúa đã được làm báp-tem trong cùng một Linh để thuộc về cùng một thân thể của Đấng Christ. Có nhiều ân tứ và chức vụ trong Hội Thánh, nhưng tất cả ân tứ đều được ban cho vì ích lợi của thân thể. Là chi thể của Đấng Christ, tất cả mọi người tin Chúa phải yêu thương nhau và mỗi ngày càng phải trở nên giống như Ngài là đầu của Hội Thánh.

Hội Thánh của Đấng Christ hiện hữu đồng thời như là một chi hội địa phương có liên hệ với các chi hội khác, cũng như là một tổ hợp rộng lớn hơn bao gồm nhiều chi hội và như cộng đồng đức tin toàn thế giới.

(1) Êph 4:13-15. (2) Công vụ 1:9, 2:1-11. (3) Công vụ 11:1-18; ICôr 12:12-13; Gal 3:26-28. (4) Mác 3:33-35; Gal 4:1-7; Êph 2:19. (5) Phục 10:19; Rô 12:13; Hê 13:2. (6) Giăng 20:21; Math 28:18-20; Math 5:7. (7) Math 28:19.



Điều 9: Kinh Thánh

Chúng tôi tin rằng cả Kinh Thánh được Đức Chúa Trời soi dẫn qua Đức Thánh Linh để dạy dỗ về sự cứu chuộc và để rèn luyện về sự công bình. Chúng tôi thừa nhận Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời , hoàn toàn xác thực và là tiêu chuẩn đáng tin cậy cho đời sống và đức tin của cơ đốc nhân. Chúng tôi tìm hiểu và giải thích Kinh Thánh trong sự hòa hợp với Đấng Christ khi chúng tôi được Đức Thánh Linh hướng dẫn trong thánh đường.

Chúng tôi tin rằng Đức Chúa Trời đã tác động qua nhiều thế kỷ trong quá trình soi dẫn để Kinh Thánh Cựu ước và Tân ước được viết ra (1). Qua Đức Thánh Linh, Đức Chúa Trời đã cảm động nhân loại để viết ra những điều cần thiết cho sự cứu chuộc, để hướng dẫn đức tin và đời sống và để loài người hết lòng tận tâm với Đức Chúa Trời (2).

Chúng tôi thừa nhận Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời được viết ra. Đức Chúa Trời đã phán dạy nhiều cách khác nhau qua các tiên tri và các sứ đồ (3). Trên hết Đức Chúa Trời đã phán qua Ngôi Lời là đấng đã trở thành nhục thể và đã bày tỏ sự thật về Đức Chúa Trời cách trung tín không dối trá (4). Chúng tôi cũng thừa nhận Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời được viết bằng ngôn ngữ loài người, là Lời hoàn toàn xác thực và đáng tin cậy (5). Chúng tôi tin rằng Đức Chúa Trời tiếp tục phán qua Lời sống được viết ra (6). Vì Đức Chúa Giê-xu Christ là Ngôi Lời trở nên nhục thể, nên toàn bộ Kinh Thánh là trọng tâm và trọn vẹn trong Ngài (7).

Chúng tôi thừa nhận Kinh Thánh là nguồn gốc thẩm quyền và là tiêu chuẩn để giảng dạy về đức tin và đời sống, để phân biệt giữa lẽ thật và sự sai lầm, để thấy rõ giữa tốt và xấu, để hướng dẫn sự cầu nguyện và thờ phượng.

Có những đòi hỏi khác cho là sự hiểu biết về đức tin và đời sống cơ đốc như là truyền thống, văn hóa, kinh nghiệm, suy luận và khả năng chính trị cần phải được sửa chửa bởi ánh sáng của Kinh Thánh (8).

Kinh Thánh là quyển sách thiết yếu của Hội Thánh. Qua Kinh Thánh, Đức Thánh Linh giáo dục về đức tin nơi Đức Chúa Giê-xu Christ và hướng dẫn sắp đặt sự dạy dỗ, làm chứng và thờ phượng. Chúng ta cần phải bền lòng và vui thích trong sự đọc, sự học hỏi và suy gẫm Kinh Thánh (9). Chúng ta góp phần với Hội Thánh trong việc giải thích Kinh Thánh hầu thấy rõ điều Đức Chúa Trời phán trong thời đại của chúng ta bằng cách xem xét mọi việc theo ánh sáng của Kinh Thánh (10). Sự sáng suốt và sự thấu hiểu mà chúng ta dùng để giải thích Kinh Thánh phải được thử nghiệm trong cộng đồng đức tin.

(1) Giê 30:2 ; Giê 36 ; II Tim 3:16. (2) II Phi 1:21. (3) Xuất20:1 ; Giê 1:9-10 ; Gal 1:11-12 ; Hê 1:1-4. (4) Gi 1:14,18 ; Khải 19:13. (5) Châm 30:5 ; Giăng 10:35. (6) Esai 55:10-11; Giang 20:31. (7) Math 5:17 ; Luca 24:27 ; Công vụ 4:11 . (8) Mác 7:13; Công vụ 5:29-32 ; Côl 2:6-23 ; Thi 1;2 ; I Tim 3:13 ; II Tim 3:15-17. (10) Công 15:13-20 ; Hêb 4:2-8,12.

Điều 10 : Sứ mạng của Hội Thánh

Chúng tôi tin rằng sứ mạng của Hội Thánh là công bố và bày tỏ sự tể trị của Đức Chúa Trời. Đấng Christ đã ủy nhiệm Hội Thánh làm chứng về sự sống lại của Ngài, đào tạo môn đồ trong mọi quốc gia, làm phép báp-tem và dạy họ về Tin Lành bình an (1).

Trong việc giảng dạy và chữa lành, Đức Chúa Giê-xu phán “nước Trời đã đến gần, các ngươi hãy ăn năn và tin theo Tin Lành” (2). Sau khi chết và sống lại, Đức Chúa Giê-xu ủy nhiệm các sứ đồ: “bình an cho các ngươi. Cha đã sai ta thể nào, ta cũng sai các ngươi thể ấy … hãy nhận lãnh Đức Thánh Linh” (3). Được Đức Thánh Linh ban cho năng lực chúng ta tiếp tục chức vụ của Chúa Giê-xu để tập họp dân mới của Đức Chúa Trời lại là dân thừa nhận Đấng Christ là Cứu Chúa.

Hội Thánh được kêu gọi làm chứng quyền cai trị của Chúa bằng cách áp dụng đường lối Đức Chúa Giê-xu vào trong đời sống mình và bằng cách bước theo sự tể trị của Đức Chúa Trời. Nhờ đó Hội Thánh chứng tỏ cho thế giới thấy một đời sống mẫu mực dưới sự cai trị của Đức Chúa Trời là thế nào. Bằng đời sống mình, Hội Thánh là một thành phố trên đồi, là ánh sáng cho mọi quốc gia, là một xã hội tương phản (4). Hội Thánh làm chứng cho quyền năng của sự sống lại bằng nếp sống khác với xã hội quanh mình. Hội Thánh cũng làm chứng bằng cách rao truyền sự tể trị của Đức Chúa Trời bằng lời nói và việc làm. Hội Thánh kêu gọi ăn năn, tuyên bố sự cứu rỗi, tìm người lạc hướng, trả tự do cho người bị áp bức, làm trung gian chữa lành của Đức Chúa Trời và khuyến khích mà không ép buộc mọi người trở thành con dân của Đức Chúa Trời. Dù có gặp nguy hiểm, khổ sở và chết chóc, tình yêu Chúa buộc những chứng nhân trung tín làm chứng cho Đấng Cứu Thế (5).

Nhiệm vụ của Hội Thánh là tuân theo lời kêu gọi của Đức Chúa Giê-xu, khuyến khích mọi người tin nhận Ngài và dạy dỗ họ vâng theo mọi chỉ thị của Ngài. Khi được chào đón và kết hợp với Hội Thánh, các người mới tin Chúa tham gia thờ phượng với Hội Thánh, thông công, học hỏi, giúp đỡ nhau, phục vụ và tiếp tục sứ mệnh Chúa giao (6). Đức Chúa Trời kêu gọi Hội Thánh thi hành nhiệm vụ trong mọi quốc gia, chủng tộc. Đức Chúa Giê-xu ủy nhiệm các sứ đồ làm chứng về Ngài ở “Giê-ru-sa-lem, Giu-đa và Sa-ma-ri cho đến cùng trái đất” (7). Sứ đồ Phao lô được ủy nhiệm truyền giảng ở hải ngoại. Cùng phương pháp đó, Hội Thánh ngày nay được gọi làm chứng cho người lân cận và người ở xa, cho người thuộc mọi văn hóa, mọi chủng tộc, mọi quốc tịch. Nhiệm vụ của Hội Thánh không cần thiết phải yêu cầu bất cứ quốc gia hoặc đế quốc nào bảo vệ. Cơ đốc nhân là khách lạ và là người ngoại quốc trong mọi văn hóa. Sự thực hành văn hóa phải noi theo ánh sáng phúc âm. Tuy nhiên, Hội Thánh là nước của Đức Chúa Trời gồm nhiều quốc gia và chủng tộc, có phong tục và văn hóa riêng của nước Trời. Thật vậy nhiệm mạng của Chúa đã hòa giải mọi bất đồng, tạo ra một nhân loại mới (8) và dự báo ngày sau rốt mọi quốc gia sẽ tiến về núi của Đức Chúa Trời và sống hòa bình với nhau (9).

(1) Công 1:8 ; Math 28:19-10 ; Êph 6:15. (2) Mác 1:15. (3) Giăng 20:21-22. (4) Math 5:13-16 ; Êsai 42:6. (5) II Côr 5:14. (6) Công 2:41-47. (7) Công 1:8. (8) Êph 2:15-16. (9) Êsai 2:2-4.

Điều 11 : Phép báp-tem

Chúng tôi tin rằng làm phép báp-tem cho những người tin Chúa là một dấu hiệu cho thấy họ đã được sạch tội, và là một cách họ tuyên hứa trước mặt Hội Thánh đã kết ước với Đức Chúa Trời để bước theo Đức Chúa Giê-xu Christ nhờ quyền năng của Đức Thánh Linh. Người tin Chúa được báp-tem để hiệp vào trong Christ và trong thân thể Ngài bởi Đức Thánh Linh, nước và huyết.

Báp-tem là nghi thức bày tỏ sự ban Thánh Linh của Đức Chúa Trời và sự vận hành liên tục của Đức Thánh Linh trong đời sống những người tin Chúa. Nhờ Đức Thánh Linh chúng ta ăn năn và quay trở về với Đức Chúa Trời trong đức tin. Báp-tem của Đức Thánh Linh giúp cho người tin Chúa có thể bước đi trong đời sống mới, có thể sống trong cộng đồng với Đấng Christ và với Hội Thánh, có thể đem sự chữa lành và tha thứ của Đấng Christ cho những người cần dùng, có thể mạnh dạn làm chứng Tin Lành của Cứu Chúa, và có thể hy vọng chia sẻ vinh quang tương lai của Đấng Christ.

Báp-tem bằng nước là đấu hiệu của một người đã ăn năn, đã được tha thứ, đã từ bỏ điều ác và đã chết về tội lỗi (1), nhờ ân điển của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Giê-xu Christ. Đã được sạch tội, những người tin Chúa được kết hợp vào thân thể Đấng Christ trên đất, là Hội Thánh. Báp-tem bằng nước cũng là một hình thức nguyện sẽ hầu việc Chúa và phục vụ với tư cách một chi thể của thân Ngài theo ân tứ Chúa ban cho từng người một. Chính Đức Chúa Giê-xu đã yêu cầu làm báp-tem khi bắt đầu chức vụ của Ngài, và đã gởi những người đi theo Ngài “đi đào tạo môn đồ trong mọi quốc gia, làm báp-tem cho họ trong danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh” (2). Phép báp-tem được cử hành theo mạng lệnh của Đức Chúa Giê-xu và là sự thừa nhận công khai mình hiệp nhất với Đức Chúa Giê-xu Christ, không những chỉ trong báp-tem bằng nước của Ngài mà còn trong đời sống Thánh Linh của Ngài và trong sự chết đau đớn vì tình yêu thương của Ngài.

Báp-tem bằng huyết hoặc bằng sự đau đớn, là dâng đời sống mình cho Chúa dù phải chết. Đức Chúa Giê-xu xem việc Ngài dâng đời sống mình qua sự đổ huyết vì người khác là một hình thức báp-tem mà Ngài phải chịu (3). Ngài cũng nói về sự đau đớn và sự chết của các môn đồ Ngài như là một phép báp-tem (4). Ai chịu phép báp-tem bằng nước là tự nguyện theo Đức Chúa Giê-xu trong việc phó dâng đời sống mình cho người khác, tromg việc yêu thương kẻ thù và trong việc từ bỏ bạo lực, dù khi phải chịu đau đớn hoặc chết chóc.

Báp-tem cơ đốc dành cho những người xưng tội mình ra, ăn năn, nhận Đức Chúa Giê-xu Christ là Cứu Chúa và tự dâng thân thể mình để vâng lời theo Chúa như là chi thể trong thân Ngài. Báp-tem dành cho những người đến tuổi chịu trách nhiệm hành động mình và tự ý yêu cầu được làm báp-tem, không bị ép buộc, trên căn bản đức tin trong Đức Chúa Giê-xu Christ.

(1) Rô 6:1-4 ; Công 2:38-39. (2) Math 28:19. (3)Luca 12:50. (4)Mác 10:38.

Điều 12 : Tiệc Thánh

Chúng tôi tin rằng Tiệc Thánh là một dấu hiệu bởi đó Hội Thánh với lòng cảm tạ nhớ tới giao ước mới mà Đức Chúa Giê-xu đã lập bởi sự chết của Ngài. Trong việc này, Hội Thánh làm mới lại giao ước với Đức Chúa Trời và với nhau, như là thân thể Ngài, Hội Thánh dự phần vào đời sống của Christ là đời sống đã phó dâng để chuộc tội nhân loại, và như vậy Hội Thánh “rao truyền sự chết của Chúa cho đến khi Ngài tái lâm” (1).

Tiệc Thánh nhắc nhở đến cái chết của Đức Chúa Giê-xu Christ, thân thể Ngài đã vỡ ra vì chúng ta và huyết Ngài đã đổ ra để thiết lập giao ước mới (2). Dùng bánh và chén chúng ta nhớ đến sự chết của Đức Chúa Giê-xu và nhớ đến hành động giải cứu của Đức Chúa Trời khi Ngài khiến Đấng Christ sống lại. Khi dùng Tiệc Thánh chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời về những ơn giải thoát trong quá khứ và hiện tại, ơn tha tội và ân điển liên tục trong đời sống chúng ta.

Tiệc Thánh tượng trưng sự hiện diện của Đấng Christ đã sống lại trong Hội Thánh. Chia sẻ bánh và chén, Hội Thánh dự phần vào thân và huyết của Christ và nhìn nhận rằng Đấng Christ gìn giữ đời sống của Hội Thánh, Ngài là bánh của sự sống. Nhớ lại cách Đức Chúa Giê-xu đã hy sinh đời sống Ngài, người tin Chúa tái dâng mình để đi theo con đường thập tự giá. Khi đã xưng tội cùng nhau và nhận được sự tha thứ của nhau, họ cùng hiệp một mà đến bàn tiệc của Chúa. Ở đó họ làm mới lại giao ước của Đức Chúa Trời và với nhau, và xác nhận sự hiệp một của họ với những người tin Chúa ở khắp nơi thuộc mọi thời đại.

Cử hành Tiệc Thánh trong tinh thần này, Hội Thánh chờ đón trong vui mừng và hy vọng ngày dự tiệc với Đấng Christ trong tương lai.

(1) I Côr 11:26. (2) I Côr 11:24-25. (3) I Côr 10:16. (4) Luca 22:15-18; 28-30.

(2)

Điều 13: Lễ rửa chân

Chúng tôi tin rằng Đức Chúa Giê-xu kêu gọi chúng ta phục vụ nhau trong tình yêu thương như Ngài đã nêu gương. Thay vì tìm cách để làm Chúa người khác chúng ta được kêu gọi noi gương Chúa chúng ta, Đấng đã chấp nhận làm đầy tớ bằng cách rửa chân các môn đồ của Ngài.

Trước khi chịu chết, Đức Chúa Giê-xu đã cúi xuống rửa chân cho các môn đồ Ngài và phán: “Vậy, nếu ta là Chúa là Thầy, mà đã rửa chân cho các ngươi, thì các ngươi cũng nên rửa chân lẫn cho nhau. Vì ta đã từng làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi” (1)

Trong việc làm này, Đức Chúa Giê-xu bày tỏ đức khiêm nhường và tinh thần phục vụ đến mức chịu chết vì những người mà Ngài yêu. Trong việc rửa chân các môn đồ, Đức Chúa Giê-xu đã bày tỏ một ví dụ của đời Ngài, chết vì họ, để kêu gọi các môn đồ sống như Ngài trên thế gian.

Các con cái Chúa rửa chân cho nhau chứng tỏ dự phần trong thân thể của Đấng Christ (2). Như vậy họ thừa nhận nhu cầu cần được rửa sạch tội luôn luôn và họ cũng làm mới lại lòng sẵn sàng từ bỏ kiêu ngạo và quyền thế, dâng đời sống mình để khiêm nhường phục vụ và yêu thương đến mức hy sinh (3)

(1) Gi 13:14-15. (2) 13:8. (3) Math 20:20-28 ; Mác 9:30-37, Luca 22:25-27

Điều 14: Kỷ luật trong Hội Thánh

Chúng tôi tin rằng thi hành kỷ luật trong Hội Thánh là dấu hiệu của Đức Chúa Trời ban sự tha thứ và biến đổi cho các cơ đốc nhân đã lìa bỏ sự trung tín của môn đồ hoặc bị tội lỗi chiến thắng. Hội Thánh thi hành kỷ luật nhằm mục đích giải thoát con cái chúa khỏi tội, giúp cho họ lập lại tương giao đúng đắn với Đức Chúa Trời và phục hồi sự thông công của họ với Hội Thánh. Kỷ luật cũng mang lại uy tín cho Hội Thánh trong vai trò làm chứng bằng hành động và lời nói và nó làm cho sứ điệp phúc âm đáng tin cậy hơn.

Theo sự giảng dạy của Chúa Giê-xu Christ và các sứ đồ, tất cả các con cái Chúa tùy theo nhu cầu mà tham dự vào việc chăm sóc và gây dựng lẫn nhau (1). Khi trở thành hội viên của Hội Thánh, chúng ta tình nguyện sẽ khuyên bảo cũng như sẽ nghe lời khuyên bảo của các con cái Chúa trong Hội Thánh trong những việc quan trọng liên quan đến giáo lý và cách sống đạo. Chúng tôi tin rằng Hội Thánh nên áp dụng kỷ luật trong tinh thần gây dựng thay vì hình phạt. Đường lối căn bản để thi hành kỷ luật bắt đầu bằng cách để người phạm lỗi và một hội viên khác nói chuyện trực tiếp với nhau trong tinh thần “lấy tình yêu thương nói ra sự thật” (2). Tùy thuộc vào phản ứng của người phạm lỗi, việc khuyên lơn có thể cần nhiều người hơn, thường thường cần Mục sư hoặc một vị lãnh đạo Hội Thánh dự phần hoặc nếu lỗi quan trọng cần cả Hội Thánh quan tâm và hành động thì nên đưa ra trước Hội Thánh. Khi một người anh chị em đã ăn năn thì Hội Thánh nên tha thứ và khuyến khích họ sửa lại hành vi của mình.

Nếu hội viên phạm lỗi cương quyết phạm tội không ăn năn, không thay đổi, khước từ cả lời khuyên trong tình yêu thương của Hội Thánh, hội viên đó sẽ bị truất quyền hội viên. Khi mất quyền hội viên, Hội Thánh nhìn nhận rằng hội viên phạm lỗi đã tự mình tách ra khỏi thân thể Đấng Christ (3). Nếu trường hợp này xảy ra, Hội Thánh nên tiếp tục cầu nguyện cho người đó và tìm cách đem anh chị em phạm lỗi trở lại con đường ngay chánh hầu cho họ được thông công lại với Hội Thánh (4).

Chúng tôi biết rằng nếu hiểu rõ và thi hành đúng đắn, thì kỷ luật là việc cần thiết để gìn giữ uy tín của Hội Thánh qua lời nói và hành động. Sự giảng dạy sai lạc kéo dài mà không chịu sửa đổi, nếp sống vô luân lý trong vòng các con cái Chúa làm hại việc rao giảng cùng sự đáng tin cậy của Phúc Âm (5). Là dấu hiệu của sự tha thứ và ân điển biến đổi, kỷ luật làm bằng chứng cho sự tha thứ và đời sống mới trong Christ bởi quyền năng của Đức Thánh Linh. Là một phương tiện để trợ lực cho sự giảng dạy tốt và để duy trì nếp sống đạo tốt, kỷ luật giúp xây dựng lòng trung tín trong việc học đạo và hành đạo.

(1) math 18:15-25 ; Gi 20:21-23 ; Gal 6:1-2. (2) Êph 4:15. (3) I Côr 5:3-5. (4) II Côr 2:5-11. (5) Math 5:14-18 ; Rô 2:21f.

Điều 15 : Chức vụ

Chúng tôi tin rằng chức vụ là tiếp tục việc làm của Christ, là Đấng ban cho ân tứ và quyền năng cho người tin Ngài để họ phục vụ trong Hội Thánh và trên thế giới. chúng tôi cũng tin rằng Đức Chúa Trời kêu gọi những người đặc biệt trong Hội Thánh làm những chức vụ đặc biệt và để lãnh đạo Hội Thánh. Tất cả mọi người hầu việc Chúa phải chịu trách nhiệm trước Đức Chúa Trời và cộng đồng con dân Chúa khi họ phục vụ và thi hành nhiệm vụ của Hội Thánh.

Đấng Christ mời gọi tất cả cơ đốc nhân phục vụ lẫn nhau trong Hội Thánh và đại diện Hội Thánh phục vụ người ngoài (1). Ngài làm cho họ đủ sức trong chức vụ để đáp ứng các nhu cầu và những cơ hội đặc biệt (2). Phục vụ như vậy là tham dự vào việc Đức Chúa Trời xây dựng thân thể Đấng Christ trong tình yêu thương và làm chứng sự công bình của Đức Chúa Trời cho thế giới (30.

Hội Thánh huấn luyện, kêu gọi và bổ nhiệm những hội viên, cả nam lẫn nữ, để đại diện Hội Thánh trong những chức vụ đặc biệt khác nhau. Chức vụ này có thể là Giám mục, Trưởng lão, Mục sư, thầy Truyền đạo, chấp sự, rao giảng, truyền giáo, giáo sư và những chức vụ khác (4).

Phẩm hạnh và thanh danh các vị lãnh đạo phải không chổ chê trách. Theo gương Christ, những người được bổ nhiệm phải dạy dỗ như có quyền (5), giải nghĩa Kinh Thánh và đức tin cách cần mẫn (6), bạo dạn nói về sự thánh khiết (7), trang bị các thánh đồ (8), lấy lòng thương xót mà liên hệ với người nghèo khổ (9) hướng dẫn Hội Thánh sống trung tín, hầu cho Hội Thánh có thể “được xây dựng theo cách thiêng liêng thành nơi ở của Đức Chúa Trời” (10)

Sau một thời gian nhận xét (11), thì có lễ tấn phong hoặc có lễ tương tự, trong lễ đó Hội Thánh đặt tay cầu nguyện, tượng trưng cho trách nhiệm của người thụ phong là một người đầy tớ của Đức Chúa Trời. Việc xác nhận sự kêu gọi một người váo chức vụ đặc biệt nào đó cũng là dấu hiệu giao ước chịu trách nhiệm hổ tương với nhau của Hội Thánh và vị đại diện được chọn. Hội Thánh địa phương và Giáo Hội hoặc giáo hạt cùng tham gia việc tấn phong như là một dấu hiệu cùng chúc phước, ủng hộ cũng như nhắc nhở người được thụ phong phải có trách nhiệm trước Hội Thánh và Đức Chúa Trời.

(1) Math 25:31-40 ; I Cor 12:31 ; 13:13 . (2) Êph 4:7; Rô 12:4-6; I Phi 4:10-11. (3) Êph 4:15-16 ; Luca 10:1-37. (4) Êph 4:11-13 ; I Côr 12: 28 ; Rô 12:6-8 ; I Tim 3:1-13 ; Tit 1:5-9. (5) Math 7:29 ; Mac 1:22 . (6) I Tim 4:13. (7) II Tim 4:1-3. (8) E6ph 4:11-13. (9) Philip 2:1-4. (10) Êph 2:22. (11) I Tim 5:22.

Điều 16 : Sự hiệp nhất và trật tự trong Hội Thánh

Chúng tôi tin rằng Hội Thánh của Đức Chúa Giê-xu Christ trên thế giới là một thân thể có nhiều chi thể được sắp đặt theo phương pháp mà qua đó các con cái Chúa nhờ Đức Thánh Linh hướng dẫn có thể “cùng được xây dựng theo cách thiêng liêng thành nơi Đức Chúa Trời ngự. (1)

Là dân của Đức Chúa Trời, Hội Thánh là một đền thờ Thánh (2), một ngôi nhà thuộc linh (3), xây dựng trên nền của “các sứ đồ và các tiên tri, chính Đức Chúa Giê-xu là đá góc nhà” (4). Hội Thánh cần có trật tự để duy trì sự hiệp một và hòa thuận (5) để mỗi người có thể phục vụ và được phục vụ và thân thể của Đấng Christ có thể được tài bồi trong tình yêu thương (6). Tình yêu thương và sự hiệp một trong Hội Thánh là một chứng cớ cho thế gian thấy tình yêu thương của Đức Chúa Trời (7).

Khi cần quyết định hoặc chọn các vị lãnh đạo hoặc để giải quyết các nan đề, các hội viên của Hội Thánh lắng nghe và phát biểu trong một tinh thần cầu nguyện cởi mở, theo Kinh Thánh hướng dẫn. Chẳng những chúng ta mong đợi được tán đồng hoặc xác nhận mà cũng mong bổ túc nữa. Dẫu nhiều khi cần phải bỏ thăm, tuy nhiên nếu có thể bàn thảo để đưa đến đồng tâm nhất trí thì vẫn hay hơn. Tốt hơn nên kiên nhẫn chờ nghe lời đáng tin cậy của Chúa, chớ không nên quyết định hấp tấp. Hội Thánh là sự tập trung đa dạng của một số người gặp nhau đều đặn, gồm có những Hội Thánh địa phương và những giáo hạt lớn hơn.

Đa dạng mà đoàn kết là một điều nhắc nhở chúng ta biết cảm tạ Đức Chúa Trời và biết quí trọng nhau. Theo gương Hội Thánh trong thời kỳ các sứ đồ, những người tin Chúa cần ý kiến của cộng đồng Hội Thánh rộng lớn hơn để giải quyết những việc quan trọng liên quan đến đức tin và đời sống, họ cộng tác với nhau để thi hành sứ mạng chung của họ (8). Những quyết định tại các hội đồng sẽ được các nhóm thành viên tán trợ (9), các chức vụ địa phương sẽ được những hội đồng lớn hơn khuyến khích và yểm trợ. Quyền hạn và trách nhiệm được sự đồng lòng chung giao phó, để cho các Hội Thánh chịu trách nhiệm trước Đấng Christ và trách nhiệm lẫn nhau trên mọi mặt của đời sống Hội Thánh.

(1) Êph 2:21-22. (2) I Cor 3:16-17. (3) I Phi 2:5. (4) Êph 2:20. (5) I Côr 14:33 ; Êph 4:3. (6) Êph 4:7, 12-16. (7) Gi 17:20-24. (8) Công 15:1-21. Công 11:18.

Điều 17: Tư cách môn đồ và đời sống cơ đốc nhân

Chúng tôi tin rằng Đức Chúa Giê-xu kêu gọi chúng ta vác thập tự giá mình theo Ngài.

Qua ân điển cứu rỗi của Đức Chúa Trời, chúng ta được Ngài ban cho năng lực để làm môn đồ của Đức Chúa Giê-xu, để được đầy dẫy Thánh Linh Ngài, chẳng những để làm theo lời Ngài dạy dỗ, nhưng cũng bước theo con đường khổ nạn của Ngài mà vào đời sống mới. Khi bước theo đường của Đấng Christ, chúng ta được biến hóa giống hình ảnh của Ngài. Chúng ta được trở nên giống như Đấng Christ, trung thành theo ý chỉ của Đức Chúa Trời và được tách rời ra khỏi điều xấu của thế gian.

Nhờ biết Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện, đọc Kinh Thánh và nhờ kinh nghiệm Đức Thánh Linh chúng ta có sức và biết cách bước theo Đấng Christ. Cũng vậy, khi theo Đấng Christ, chúng ta được tương giao gần gũi với Đức Chúa Trời và được Đấng Christ ngự trong chúng ta (1). Qua ân điển Đức Chúa Trời vận hành trong chúng ta để tái tạo chúng ta giống hình ảnh của Đấng Christ, mà chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời vô hình.

Bất cứ nơi nào cơ đốc nhân hoạt động trong tình thương và lẽ thật, nơi đó có sự tái tạo, có đời sống mới, mà nhờ đó mà chúng ta được nhận vào gia đình của Đức Chúa Trời, trở nên con cái Ngài (2). Sự tham dự của chúng ta trong Đấng Christ gồm có sự cứu rỗi và làm môn đồ. Theo Đấng Christ và đường lối thập tự giá của Ngài tức là không làm theo thế gian (3). Đức tin thật trong Đấng Christ là sẵn sàng làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, hơn là theo đuổi hạnh phúc cá nhân (4). Đức tin thật là trước hết tìm kiếm nước Đức Chúa Trời trong tâm linh nghèo khó, hơn là theo đuổi vật chất (5). Đức tin thật nghĩa là hành động trong hòa bình và công lý, hơn là sử dụng bạo lực hoặc phương tiện quân sự (6). Đức tin thật nghĩa là trung thành tuyệt đối với Đức Chúa Trời hơn là với bất cứ quốc gia chủng tộc nào (7). Đức tin thật nghĩa là thành tâm nói đúng sự thật, hơn là thề thốt để bảo đảm lời nói của mình là thật (8). Đức tin thật nghĩa là gìn giữ trinh tiết trung thành với tình yêu trong hôn nhân, hơn là giao tiếp tình dục cách méo mó ngược lại ý định của Đức Chúa Trời (9). Đức tin thật nghĩa là không làm nô lệ cho tội lỗi, nhưng hành động với lòng thương người và hòa thuận trong đời sống thánh khiết (10). Do lòng trung thành với Chúa chúng ta xa lánh điều ác. Đó là sống trong đời sống đầy tình yêu thương và làm chứng cho Hội Thánh, là những người được biệt riêng, thánh khiết trong Chúa.

Trong mọi mặt của đời sống, chúng ta được kêu gọi là môn đồ của Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu làm gương đặc biệt cho chúng ta trong khi sự đau đớn Ngài chịu vì sự công bình mà không báo thù (11), trong tình yêu thương Ngài dành cho kẻ thù, trong sự tha thứ Ngài dành cho những kẻ bắt Ngài. Tuy nhiên, khi vác thập tự giá mình theo Ngài chúng ta không chỉ nhìn vào thập tự giá, nhưng nhìn xa hơn – nhìn s<



 https://www.vietmenchurch.tk - Vietnamese Mennonite Church © 2010 All rights reserved.

Email: vietmenchurch09@gmail.com - Tel: (084) 8107163