GIÁO HỘI TIN LÀNH MENNONITE VIỆT NAM


Ga-la-ti phần bốn chương ba

 IV- Lập luận trên căn bản nội dung Giao-ước và cách thi hành Giao-ước (Gal 3:15-29). ”Phần hai”

Qua phần Lập luận trên căn bản nội dung Giao-ước và cách thi hành Giao-ước phần 01đã trình bày trên đã làm sáng tỏ phần nào về”Giao-ước”, giúp Cơ-đốc nhân hiểu biết thêm về Giao-ước để tín nhân Cơ-đốc vững vàng trong ân điển của ơn cứu rỗi của Thiên Chúa và chúng ta sẽ dễ dàng khi tiếp cận phần Kinh văn của sách Ga-la-ti 3:15-29.  Bởi vì, phần Kinh văn nầy có liên quan đến Giao-ước.  Bài học nầy chúng ta sẽ suy nghĩ về Luật pháp không thể thay đổi được lời hứa như thế nào.

 

1/. Luận cứ về Luật pháp không thể thay đổi được lời hứa (Gal 3:15-18)

 

Chúng ta đọc qua sáu câu trên sẽ chú ý thế có nhắc đến từ vựng” lời hứa”của Đức Chúa Trời dành cho Áp-ra-ham để qua ông nhiều dân cư trên đất sẽ được phước (Sáng 12:1-3).  Lời hứa nầy bao gồm việc xưng nghĩa bằng đức tin đồng thời nhận lãnh các phước hạnh của sự cứu rỗi(Gal 3:6-9).  Rõ ràng lời hứa cho Áp-ra-ham và ngày nay cũng dành cho Hội thánh Ngài qua Đấng Christ, điều nầy được ban bố khoảng 2.000 năm trước công nguyên.  Những điều mà ngày nay chúng ta cần chú ý:

* Là lời hứa tồn tại trước khi có luật pháp Môi-se nhiều thế kỷ.  Luật pháp hiện hành vào khoảng năm 1.450 trước công nguyên.

*Trước tiên, khi hai bên ký một thỏa ước, sau đó bên thứ ba không thể tới thay đổi thỏa ước ấy được.  Người có thể thay đổi thỏa ước ấy là người đã lập ra nó.  Thêm vào hoặc bớt bất cứ điều khoản nào trong thỏa ước là trái luật.

* Áp-ra-ham không tự mình tiến hành lập Giao-ước với Đức Chúa Trời;  nhưng Đức Chúa Trời kêu gọi ông và thiết lập Giao-ước với ông!  Đức Chúa Trời không đặt ra một điều kiện nào cho phía Áp-ra-ham.  Chúng ta còn nhớ bài học trước, lúc Ngài lập Giao-ước với ông là khi ấy ông vẫn còn mê ngủ(Sáng 15).  Đó là ân điển, bao gồm các lời hứa, trong khi đó Áp-ra-ham không hề hứa điều gì với Thiên Chúa cả!

 

Nhưng thư Ga-la-ti 3:16 tiết lộ một chân lý lạ lùng.  Đức Chúa Trời lập Giao-ước nầy không những cho Áp-ra-ham nhưng cũng cho Đấng Christ nữa  Vả, các lời hứa đã được phán cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi người. Không nói: Và cho các dòng dõi người, như chỉ về nhiều người; nhưng nói: Và cho dòng dõi ngươiSaSt 13:15GaGl 17:8 , như chỉ về một người mà thôi, tức là Đấng Christ”.  Theo Kinh thánh cho thấy khái niệm về”dòng dõi” đã ghi nhận Sáng 3:15 sau khi con người A-đam sa ngã, Thiên chúa công bố dự báo:”sẽ có sự nghịch thù trong thế gian giữa dòng dõi Sa-tan(những kẻ thuộc về thế gian Giă 8:33-44)và dòng dõi của người Nữ(con cái của Đức Chúa Trời và cuối cùng là Con Đức Chúa Trời).  Kinh thánh cho thấy được bày lộ ra từ Ka-in(1Giă 310-12) đi qua các thời đại trong lịch sử cứu chuộc; người Is-ra-el nghịch với các dân tộc; Giăng Bap-tit và Chúa Giê-su nghịch với người Pha-ri-si(Mat 3:7-9; 23: 29-33); con cái thật của Thiên Chúa nghịch với tín hữu giả(Mat 13:24-30, 36-43).  Trong Kinh thánh Cựu-ước phát lộ cho biết mục tiêu của Sa-tan là không cho Người Dòng Dõi (Đấng Christ)vào trong thế gian vì Sa-tan biết một ngày không xa Con Đức Chúa Trời sẽ nghiền nát đầu nó.

 

Đức Chúa Trời đã lập Giao-ước với Á-p-ra-ham và hoàn tất Giao-ước nầy thông qua Đấng Christ, vì thế cho nên hai bên có thể thay thế bất cứ điều gì trong Giao-ước Đức Chúa Trời là Cha và Đức Chúa Con.  Luật pháp Môi-se không thể thay đổi Giao-ước nầy! Người nầy không thể thay đổi hoặc thay đổi điều gì.  Các Ra-bi Do-thái giáo và không ít Cơ-đốc nhân ngày hôm nay cũng muốn thêm một vài điều gì đó vào ân điển của Đức Chúa Trời, đồng thời bớt đi nhiều lời hứa của Thiên Chúa.  Họ là ai có quyền làm điều nầy vỉ từ buổi đầu của ngày thiết lập Giao-ước, họ không thuộc vào bên nào của Giao-ước cả.

 

Chúng ta đọc sách Ga-la-ti 3:17 thấy con số 430 năm, chúng ta cần nghiên cứu về khoảng thời gian nầy:

 

-Nếu chúng ta tính từ lúc Áp-ra-ham được Đức Chúa Trời kêu gọi(Sáng 12:1-9)đến cuộc hành trình qua Ai-cập của Gia-cốp(Sáng 46:1-34)thời gian nầy được ghi nhận là 215 năm: Áp-ra-ham 75 tuổi Chúa kêu gọi ông và khi ông sanh Y-sac là 100 tuổi (Sáng 12:4; 21:5).  Vậy, từ khi ông được Chúa kêu gọi cho đến khi sanh Y-sác là 25 năm. Y-sác được 60 tuổi sanh Gia-cốp(Sáng 25:26) và Gia-cốp 130 tuổi khi ông đến Ai-cập(Sáng 47:9). 

 

Như vậy: 25+60+130=215 năm.  Nhưng Môi-se cho chúng ta biết người Is-ra-el cư ngụ tại Ai-cập là 430 năm(Xuất 12:40); vì tổng số từ lúc Áp-ra-ham được kêu gọi đến khi có luật pháp là 645 năm, chứ không phải là 430 năm và con số 430 năm được ghi theo số tròn là 400 năm(Sáng 15:3; Congv 7:6).

 

-Nhiều người đưa ra vài giải pháp cho vấn đế rắc rối nầy, nhưng có lẽ giải thích cho thỏa đáng hơn hết là:  sách Ga-la-ti đã tính thời gian Gia-cốp đến Ai-cập khi Đức Chúa Trời hiện ra và tái lập Giao-ước với ông(Sáng 46:1-4).  Vậy, con số 430 năm là khoảng thời gian từ khi Đức Chúa Trời lập lại lời hứa với Gia-cốp cho đến khi Ngài ban luật pháp trên núi Si-na-i.

 

Cho dù chúng ta chọn bất cứ giải thích nào cho vấn đề ấn định thời gian nầy, lập luận trên căn bản vẫn rõ ràng:  sau nhiểu thế kỷ luật pháp mới được ban cho, không thể thay đổi Giao-ước do người khác lập nên.  Nhưng giả sử chúng ta đặc ra câu hỏi rằng: sự mạc khải sau đó, như luật pháp Môi-se lớn hơn và cao trọng hơn Giao-ước trước thì sao?

 

Bài học sau tiếp theo chúng ta sẽ được nghe ý kiến nầy!

 

                                                                                                                                                        Ms. LÊ QUÍ HỮU. ĐT 096 887 1056 


Topic: Ga-la-ti phần bốn chương ba

No comments found.


 https://www.vietmenchurch.tk - Vietnamese Mennonite Church © 2010 All rights reserved.

Email: vietmenchurch09@gmail.com - Tel: (084) 8107163